Từ trò chơi Tic-tac-toe và Tetris cho đến trò chơi Candy Crush Saga

cách đây 9 năm

Khám phá sự phát triển của video game puzzle và nguyên nhân dẫn đến thành công ngày hôm nay của trò chơi đó . 

Khối câu đố cơ bản bao gồm kết nối các bộ phận giữa chúng với nhau. Nhà lý luận các video game, nhà văn và giáo sư trực thuộc Trường Thiết kế của Học viện Nghệ thuật Đan Mạch, Jesper Juul, định nghĩa các video game về các khối là loại video game mà trong đó, người chơi sẽ điều khiển các khối với mục đích làm chúng biến mất theo tiêu chuẩn “phù hợp”. Theo giáo sư, ngoài việc nó khá gây nghiện, thể loại game này khá đơn giản tương đối hợp với sở thích người chơi và sự thành công của trò chơi này dựa trên cơ sở đó.

Do đó, thật không ngạc nhiên khi tựa game Candy Crush Saga do hãng King phát triển cho Facebook và ra mắt vào tháng 4 năm 2012 được trao danh hiệu trò chơi của năm 2013 bởi trang web video game Eurogamer. Trong tháng 12 năm 2012 có đến 10 triệu lượt tải về, và vào tháng 6 năm 2013 ước lượng có đến 6.7 triệu người dùng hoạt động và lợi nhuận thu về là 633.000$ một ngày trên cửa hàng App Store của Mỹ.

Việc xuất hiện các điện thoại Smartphone đã cho phép và làm tăng sự xuất hiện của người chơi không thường xuyên tìm kiếm các trò chơi ít đòi hỏi cam kết khi chơi. Thật vậy, nhân bản sôi động của Candy Crush  trước đó: Bejeweled cũng đã rất thành công. Trong video game đơn giản này, người chơi phải di chuyển các viên đá quý để chúng trùng khớp và theo cách này, chúng sẽ biến mất để nhận được điểm số. Nhưng Bejeweled do hãng PopCap Games và ra đời vào năm 2001, tương tự như phần lớn các vido game liên kết các thẻ, dựa trên tính năng hoạt động rất đơn giản của trò chơi kinh điển Tic-tac-toe (ở Việt nam có cờ ca rô tương tự).

Ai không cảm thấy buồn chán trong lớp và chơi một ván Tic-tac-toe (Cờ ca rô) với bạn trong lớp hồi phổ thông? Đây là trò chơi cũng rất sôi động: kết hợp các vật thể giống nhau trên tấm bảng hoặc màn hình, hàng ngang, hàng dọc hoặc theo đường chéo để thắng ván đấu. Một cơ chế đơn giản do các nhà sáng lập thực hiện và những nhà phát triển video game rất thành công với các phiên bản của chúng. Cùng cơ chế đó có thể nhìn thấy trong trò chơi thẻ bài Solitario, trong đó bạn sẽ phải kết hợp các thẻ bài theo màu sắc để cuối cùng tập hợp chúng tại theo chủng loại.

Khi nói đến các trò chơi này, điều đầu tiên xuất hiện trong đầu chính là game Tetris. Alexey Pajitinov đang làm việc tại Trung tâm Thông tin của Học viện Khoa học CHLB Nga khi thiết kế ra trò chơi nổi tiếng này. Trong thời gian rảnh rỗi của mình, nhà lập trình người Nga đã bắt đầu phát triển video game này, lấy cảm hứng từ trò chơi puzzle (đố vui) yêu thích của mình: Pentominoes. Đầu tiên, Pajitinov đã thiết kế trò chơi này chỉ với mục đích cá nhân và anh đặt tên cho nó là Tetris với tiền tố tiếng Hy lạp tetra, nghĩa là số 4 (các mảnh trò chơi được hình thành bởi 4 ô vuông và được gọi là tetrominos) và quần vợt, bởi đây là môn thể thao yêu thích của mình.

Nhưng năm 1984 tựa game này được phát  hành ra công chúng, trở thành phần mềm giải trí đầu tiên xuất ngoại qua Mỹ. Phiên bản dành cho máy GameBoy ra mắt vào năm 1989 trở thành phiên bản thành công nhất và tạp chí Electronic Gaming Monthly xếp nó ở vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng với nhan đề “tựa game tốt nhất mọi thời đại”. Năm 2010 Tetris được công bố đã bán hơn 170 triệu bản, trở thành tựa game được bán nhiều nhất thông qua lượt tải về máy.

Với sự thành công của trò chơi hình khối này, dần dần nhiều trò chơi khác ra mắt được lấy cảm hứng từ trò chơi này. “Cải tiến vừa đủ để khác biệt, nhưng sáng tạo một tựa game vừa đủ giống để người chơi cảm thấy dễ chơi” là sự kết hợp thành công để thiết kế một game thuộc thể loại này, Juul giải thích. Năm 1989 Jay Geertsen đã áp dụng hoàn hảo công thức này và đã thiết kế Columns, cũng được biết đến với cái tên như Jewels, được hãng Sega đặt mục tiêu cạnh tranh với phiên bản Tetris dành cho máy GameBoy.

Columns là tựa game đầu tiên được nằm trong danh sách bán ra dành cho console Sega Game Gear và tạp chí Mega đã xếp nó ở vị trí thứ 34 trên bảng xếp hạng “Tốp Mega Drive Games trên Mọi thời đại”. Một số khối được ghép bởi 3 viên kim cương cùng loại, tương tự như trong Tetris, và tương tự trong trò chơi tic-tac-toe kinh điển, phải ghép 3 viên cùng loại để loại bỏ khối và nhận điểm. Sự di chuyển có thể tương tự như trong trò chơi của chàng lập trình viên người Nga này, và nhịp độ cũng tăng lên khi chơi chơi thăng cấp. Tuy nhiên, các viên kim cương không thể xoay, chúng chỉ có thể thay đổi màu sắc chiều dọc để kết hợp và sẽ làm các viên kim cương này biến mất.

Những video game khác sao chép ý tưởng kết nối các viên ghép theo màu sắc. Chẳng hạn như năm 1990, tựa game Dr. Mario ra mắt dành cho para Nintendo Entertainment System (NES) và Game Boy, trong game này bạn phải giúp nhân vật Mario nổi tiếng tiêu diệt một số virus mang một số màu sắc nhất định bằng cách sắp xếp các viên con nhộng có cùng màu sắc với nhau. Một lần nữa, các khối có thể xoay chuyển tương tự như trong tựa game Tetris và các khối này sẽ càng tăng nhiều khi người chơi thăng cấp.

Tạp chí ACE là một trong số ít đã đưa ra lời bình luận tiêu cực dành cho trò chơi này, theo họ, “nồng nặc mùi ăn cắp ý tưởng” là điều cực kỳ tệ hại đối với những tưa game nào sao chép như thế. Ngược lại, tờ Allgame lại khen ngợi trò chơi bằng cách xếp Dr. Mario trở thành một trong những “tựa game puzzle tốt nhất” trên thị trường “lũ lụt” thể loại game này.

Thực sự, thị trường đã (và đang) bị bão hòa bởi thể loại game này, nhưng luôn luôn có điều gì đó đổi mới và mang theo điều gì đó khác hơn. Đó chính là trường hợp của tựa game Puyo Puyo, do hãng Compile phát triển và phát hành vào năm 1991. Sau các khối ghép, viên kim cương và viên con nhộng, trò chơi của Nhật đã giới thiệu một số viên thạch lỏng sền sệt mang màu sắc dính vào nhau và lần này chúng cần được xếp cùng màu sắc để biến mất và đạt điểm số.

Tuy nhiên, điểm khác biệt của tựa game này với những tựa game khác ở chỗ 4 mảnh ghép không cần phải nằm cùng một hàng, đơn giản chỉ cần có tối thiểu 4 viên thạch dính vào nhau nhưng có thể có nhiều hơn nữa. Ngoài ra, khi các viên thạch cùng màu biến mất tạo ra khoảng trống để các viên khác rơi xuống và như thế có thể tạo thành các combo.

Nhà sáng tạo trò chơi, Kazunari Yonemitsu, nhận định các tựa game dạng puzzle của thời kỳ này có các nhân vật hầu như không có đặc tính gì nổi trội, vì thế, ông bổ sung một không khí cạnh tranh vào game theo phong cách Street Fighter. Thực tế, chính trò chơi này đặt bạn vào những trở ngai, thình lình các viên thạch đen không thể kết hợp được với bất kỳ viên thạch nào khác xuất hiện và cản trở bạn ghép các viên thạch.

Spritted đã lấy cảm hứng từ tựa game kinh điển này của Nhật và đã phát triển tựa game Pandemix, một loại video game puzzle trong đó bạn phải kết hợp từ 4 tế bào trở lên để tạo thành một phân bào và làm chúng biến mất. Nhưng bạn cũng sẽ gặp nhiều quả bom cản trở chiến thuật của bạn, vì vậy hãy chú ý thật kỹ!

Theo Paula Gil Alonso.

Bình luận

Bạn thích game này? Bạn chơi giỏi nhất? Kể cho chúng tôi biết đi!