Pang và nghệ thuật chích nổ bong bóng

cách đây 8 năm

Quay về tuổi thơ bằng những chuyến du hành qua loạt game cổ điển Arcade Pang.

Chắc chắn các bạn nhớ mình đã chơi trò Pang trong giờ giải trí trong suốt thập niên 90 và dùng toàn bộ tiền quà vặt cuối tuần vào chiếc máy game. Mục tiêu đó là phá hủy những quả bóng bay được bắn ra bởi những kẻ xâm lược ngoài hành tinh và đang đe dọa một số thành phố trên Thế giới, bắt đầu từ Dãy núi Phú Sĩ ở Nhật bản để giải cứu toàn Trái đất. Được biết đến với cái tên là Buster Bros. tại Mỹ, câu chuyện chuyển hướng sang các anh em nhà Buster, họ phải đi vòng quanh thế giới để phá hủy những quả bong bóng.

Trong năm nay phiên bản dành cho PC, di động và máy tính bảng của game Nhật bản này sẽ được phát hành lấy tên là Pang Adventures và do hai hãng của Pháp DotEmu và Pastagames phát triển, với mong muốn thích ứng một trong những game cổ điển loại Arcade trên các thiết bị và các nền tảng hiện đại. Thực chất, một Studio nhỏ thiết kế video game của Paris Pastagames đang thích ứng tựa game này trên PS4 và dự kiến sẽ phát hành nó vào năm 2016.

Tại sự kiện Paris Games Week 2015, phiên bản này có thể được chơi thử lần đầu tiên trên một chiếc máy Arcade. Naddim Haddad, nhà thiết kế game của hãng Pastagames đã giải thích tựa game Pang “là một trong game thời xa xưa và hiện nay không còn ai phát triển hay chơi nó nữa”. Theo Naddim, tựa game Pang cổ điển là một game “không hề có ý định gây ấn tượng và nó được phát triển dựa trên một gameplay đơn giản, hiệu quả và nhắm trực tiếp vào mục tiêu”.

Ngoài ra, phiên bản mới của năm 2015 này cố gắng hiện đại hóa trò chơi cổ điển của cuối thập niên 80 này và thích ứng nó vào thời đại hiện nay bằng các vũ khí, trong số đó có cả súng tiểu liên hoặc súng laser. Các quả bong bóng cũng được nâng cấp, theo cấp độ của trò chơi, chúng sẽ là lửa cháy hay là loại điện. Và bởi tựa game Pang Adventures này hoàn toàn đổi mới, nó sẽ mang đến một loạt các con trùm Boss, các nhân vật chưa bao giờ tồn tại trong serie Pang trước đó.

Phiên bản Pang đầu tiên ra đời vào năm 1989 do hãng phát triển video game Nhật bản Mitchell Corporation phát triển và hãng Capcom phân phối dành cho các máy Arcade vào thời kỳ đó và được biết đến với cái tên Pomping World tại đất nước mặt trời mọc. Game này được thiết kế dành cho một hoặc hai người chơi và được chia thành 50 màn hình tại 17 địa điểm nổi tiếng trên Thế giới, chẳng hạn như Paris, London, Barcelona, Athens hoặc New York. Ngoài ra cũng có một số đài tưởng niệm nổi tiếng như Đền Taj Mahal, di tích thành phố Maya hay Đền Lục Bảo, và cả hòn Đảo Pacua.

Sau đó, tựa game Pang được thích ứng với các nền tảng khác nhau. Năm 1990 hãng Ocean Software phát triển game dành cho máy tính cá nhân ZX SpectrumCommodore 64, Amstrad CPC, Commodore Amiga và Atari ST. Tất cả các phiên bản của tựa game này không cho phép bạn nhảy lên mà chỉ có thể di chuyển từ phải qua trái và lên hay xuống bậc thang để tránh quả bong bóng nảy lên. Và ngoài việc tránh chúng, bạn phải tiêu diệt chúng, nhưng chỉ với một lần bắn là chưa đủ, bởi số lượng bong bóng sẽ giảm và tăng tùy theo việc bạn tiếp cận nó. May mắn thay, có các item (vật phẩm) hoặc power-ups (tăng lực) giúp bạn giành chiến thắng, các vật dụng có thể giúp bạn hoặc làm bạn chậm lại, ví dụ như một đồng hồ cát làm thời gian đứng lại, hoặc các vũ khí khác hiệu quả hơn cây lao.

Nhờ vào sự thành công của định dạng Arcade và trên các máy tính thời kỳ đó, trò chơi cũng đã thích ứng với máy Game Boy vào năm 1993 và máy PC-Engine CD. Ngay cả máy PlayStation và PlayStation Portable cũng nhận được phiên bản biên soạn: Super Pang Collection vào năm 1998 và Capcom Puzzle World năm 2007 gồm nhiều đồ họa lần lượt được nâng cấp và cả hai trò chơi này đều là hậu duệ của tựa game Pang.

Trong số các hậu duệ của tựa game thành công này còn có Super Pang ra đời chỉ một năm sau tựa game Pang vào năm 1990 và, thật ngạc nhiên nó xuất hiện tại thành trì Alcazar, thành phố Segovia. Tựa game này cũng là loại Arcade, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, vào năm 1992, nó được thích ứng dành cho Super Nintendo, nhưng không có sự lựa chọn 2 người chơi cùng một lúc trên máy game giải trí này. Mặc dù chỉ tồn tại được một năm nhưng những thay đổi trong Super Pang rất đáng chú ý. Người chơi có thể lựa chọn giữa hai chế độ chơi khác nhau: Chế độ Tour và chế độ Panic. Chế độ Tour bảo tồn chế độ modus operandi giống như truyền nhân của nó mặc dù có một số nâng cấp thẩm mỹ và một số điểm mới. Tuy nhiên, chế độ Panic được thay đổi hoàn toàn so với phiên bản trước đó được biết đến. Đây là chế độ sống còn trong đó không có bậc thang, các nền tảng lẫn sinh vật mà chỉ có một cơn mưa bong bóng và hai vật dụng giúp vượt qua chế độ không có phần nghỉ giữa các cấp bởi đây là thể loại game liên tục, chỉ dừng lại khi bị mất một mạng hoặc khi xuất hiện chữ “Game Over”.

5 năm sau, vào năm 1995, tựa game Pang 3 ra đời cũng có tên là Buster Buddies tại Mỹ loại Arcade và nằm trong các bản biên soạn lại dành cho PlayStation về sau. Phiên bản này giới thiệu một số thay đổi và điểm mới, nhưng nền tảng chính của game vẫn giống như cũ: chích nổ bong bóng. Môt sự thay đổi lớn đầu tiên được thực hiện đó là sử dụng đồ họa xuất trước cho các nhân vật. Ngoài ra, các nhân vật này không còn là anh em của Buster, trò chơi yêu cầu người chơi lựa chọn giữa bốn nhân vật có đặc điểm khác nhau.

Nhân vật Don Tacos là người có bộ ria mép và chiếc nón mexico với hai cây lao, nhân vật Pink Leopard (Báo hồng), như tên cho thấy, là một con báo màu hồng không hề bị thuốc nổ, băng tuyết hay kẻ thù ảnh hưởng. Tiếp theo  là các nhân vật như Captain Hog (Thuyền trưởng Hog), một tên cướp biển có vũ khí là một dây cáp mà khi quăng ra nó sẽ dính chặt vào mái nhà và làm nổ các bong bóng khi chúng chạm vào, và Shiela the Thief, nữ trộm cướp xuất phát từ Mil và trong một đêm, cô ả có khả năng bắn hạ 2 dây cáp với gốc 45 độ.

Trong Pang 3 mục tiêu trò chơi không còn là đi từ thành phố này đến thành phố khác và từ đài tưởng niệm này đến đài tưởng niệm khác để giải cứu các nhân vật thoát khỏi các quả bong bóng. Lần này bạn sẽ phải lựa chọn giữa 3 chế độ chơi: Chế độ Bắt đầu chơi cho phép bạn tập luyện, Chế độ Thường và chế độ Panic đã được đề cập. Trò chơi cũng phát triển phần hình ảnh nền, nhiều nền tảng và bậc thang hơn.

Phải chờ đến năm 2000 thì một phiên bản khác mới ra đời: Mighty! Pang. Tuy  nhiên, trong thiên niên kỷ mới này các tụ điểm giải trí game hầu như khó sống sót dưới độ phủ của các máy console tại gia và trò chơi này được thiết kế chỉ dành cho Arcade bởi có rất ít người biết đến phiên bản này. Phiên bản Mighty! Pang quay lại nguồn gốc nguyên thủy của Pang Super Pang trong phần cốt truyện, đồ họa và gameplay, nhưng giới thiệu Chế độ Chuyên gia có độ khó cao hơn.

Cuối cùng, vào năm 2010 hãng Mitchell Corporation đã phát triển tựa game Pang: Magical Michael dành cho Nintendo DS, trong đó pháp sư học việc trẻ tuổi Michael phải chu du khắp thế giới để tiêu diệt các quả bóng nổi lên từ một cuộc thí nghiệm thất bại. Một lần nữa, mục tiêu của trò chơi vẫn tương tự, những câu chuyện thay đổi một chút so với bản gốc. Ngoài ra, ngoài chế độ Tour và Panic, người chơi còn có thể lựa chọn Chế độ Nhiều người chơi. Để trở thành phiên bản dành cho Nintendo DS, một màn hình đôi được giới thiệu và tùy chọn màn hình chạm tay trong Panic Mode Touch được mở khóa khi vượt qua cấp 50 trong chế độ Panic và nó cho phép bạn kiểm soát các góc tia trong khi nhân vật vẫn ở trung tâm màn hình. Phiên bản này còn mang đến tùy chọn chiến đấu không dây với nhiều người chơi và bảng xếp hạng online.

Quãng đường rất dài này xứng đáng được tưởng nhớ và Spritted đã làm điều đó bằng một trò chơi. Tựa game Gun Garden có cùng cơ chế giống Pang nhưng thay vì phải tiêu diệt quả bóng hay bong bóng, thì người chơi phải tiêu diệt một loại các con côn trùng từ trên trời rơi xuống, nảy lên và khi bạn dùng máy phun khói bắn chúng, chúng sẽ tách đôi. Bạn có khả năng tiêu diệt hết bọn côn trùng này chứ?

Theo Paula Gil Alonso

 

Bình luận

Bạn thích game này? Bạn chơi giỏi nhất? Kể cho chúng tôi biết đi!