Các video game đường đua: từ thể loại Arcade cho đến các game mô phỏng thực tế thật hơn
cách đây 8 năm
Tìm hiểu tất cả chi tiết về video game đường đua các bạn luôn chơi nhưng chưa bao giờ hỏi nổi lên khi nào và chúng hiện diện trong đời sống của bạn đến mức nào.
Thật vậy, video game đường đua là một trong những thể loại cổ điển nhất và được chơi nhiều nhất, với đường đua dài và một danh sách các danh hiệu thậm chí còn dài hơn. Làm thế nào thể loại này đã phát triển trong suốt nhiều năm và làm cách nào nó ảnh hưởng đến thời đại của chúng ta ngày nay? Có tất cả các loại đường đua và xe cộ; từ động cơ cổ điển được thiết kế độc nhất để chay, chuyển qua các đường đua gập ghềnh và vui nhộn, cho đến các trò chơi cho phép bạn tự thiết kế phương tiện đua cho chính mình hoặc bạn có cơ hội trực tiếp cầm vô lăng điều khiển một con tàu vũ trụ hoặc thậm chí một chiến xe tăng.
Thật tế, video game đường đua đầu tiên không phải là đua xe hơi 4 bánh hay mô tô 2 bánh như mọi người thường nghĩ. Đó chính là trò chơi đường đua trong thế giới vị lai, có nghĩa là chủ đề không gian giới thiệu các con tàu vũ trụ chạy đua để về đến đích mà không va chạm với các thiên thạch và các tiểu hành tinh chắn đường, và với mục tiêu giành được nhiều điểm hơn đối thủ. Chúng tôi đang nói đến tựa game Space Race, ra mắt vào năm 1973 và là video game thứ tại do hãng Atari thiết kế thể loại Arcade. Trong video game này, hai người chơi điều khiển mỗi người một con tàu trên màn hình chia đôi, tách biệt bằng một đường thời gian hạ xuống từ từ. Một cơ chế rất đơn giản nhưng cực gây nghiện với góc nhìn từ đỉnh đầu, màu trắng đen và một thiết kế rất đơn giản với rất ít chi tiết.
Chỉ một năm sau đó, hãng Taito của Nhật phát hành tựa game Speed Race, giữ lại thiết kế đơn và và tiếp tục sử dụng góc nhìn từ đỉnh đầu. Tuy nhiên, Speed Space khá nổi bật do đây là video game đường đua đầu tiên sử dụng xe hơi và trong đó, màn hình chuyển lệch sao cho chiếc xe tiến lên (được gọi là scrolling graphic – đồ họa dạng cuộn). Được thiết kế dành cho một người chơi duy nhất, người chơi đó phải vượt qua các chiếc xe khác trên đường đua và tránh va chạm với họ. Năm 1974 cũng là năm mà hãng Atari tung ra video game đường đua mang tên Gran Trak 10, lần này thuộc thể loại đua xe hơi 4 bánh. Người chơi phải điều khiển xe trên đường đua khúc khuỷu và đạt số điểm tối đa trước khi thời gian kết thúc.
Vào năm 1976, hãng Sega là hãng đầu tiên giới thiệu một tựa game đua xe có góc nhìn từ phía sau đuôi xe. Trong Road Race người chơi chuyển từ điều khiển xe từ góc nhìn trên đỉnh đầu sang điều khiển xe từ góc nhìn ở đuôi xe, và mục tiêu đó là điều khiển xe trên một đường đua đầy khúc cua, tránh để bị vọt ra ngoài hoặc tông vào hai chiếc xe đang đua khác trên đường. Cũng trong năm này, hãng Atari tung ra tựa game Night Driver, video game đầu tiên có góc nhìn thứ nhất với điểm đặc thù là người chơi điều khiển ở góc nhìn của tài xế.
Tuy nhiên, cho đến hôm nay, góc nhìn phổ biến hơn trong thể loại game này chính là góc nhìn ở từ đuôi xe. Hãng Namco là hãng đầu tiên phát hành và phổ biến trò chơi loại này thông qua thành công đạt được từ tựa game Pole Position của họ vào năm 1982, với sự cấp phép của hãng Atari. Trò chơi này do Toru Iwanati thiết kế, cũng là người đã thiết kế tựa game biểu tưởng Pac-Man, và cạnh tranh với một đường đua của Formula 1. Thực tế, đây là tựa game đầu tiên sử dụng đường đua thật (là đường đua của Fuji tại Nhật bản) và hệ thống xếp hạng theo thời gian. Ngoài ra, thiết kế đơn giản và rất ít chi tiết đã nhường lại cho việc chào đón phông nền mang màu sắc, đường đua phức tạp hơn và xe hơi thật hơn. Một số đồ họa tân tiến hơn rất nhiều có thể nhờ vào việc sử dụng một kỹ thuật hiện đại hơn đồ họa máy tính (sprite) mang đến.
Trong những năm thập niên 80 xuất hiện các video game đường đua không giới hạn đối với việc điều khiển lái xe và với tốc độ nhanh nhất. Vào năm 1993 hãng Bally Midway lấy cảm hứng từ Jame Bond để tung ra tựa game Spy Hunter, một tựa game trong đó người chơi phải điều khiển chiếc xe có kỹ thuật hàng đầu và tấn công các chiếc xe đối phương với nhiều loại vũ khí khác nhau, điều mà ngày nay được biết đến như là thể loại đường đua chiến đấu.
Trong thể loại tựa game đường đua chiến đấu này, có thể tìm thấy hàng tá game như tựa game nổi tiếng Mario Kart đã ghi dấu ấn thể loại game này, trong đó tốc độ hay việc điều khiển không phải là chìa khóa giành chiến thắng mà chính là kỹ năng sử dụng các “power-ups” (trợ lực) và các thành phần để tấn công kẻ thù. Mario Kart ra đời vào năm 1992 dành cho hệ Super Nintendo (SNES) và kể từ đó gặt hái thành công toàn diện với 11 phần dành cho các hệ console khác nhau.
Tuy nhiên, không phải tất cả các tựa game chiến đấu liên quan đến xe cộ lại nhẹ nhàng như chàng thợ sửa ống nước đáng yêu và những người bạn của anh. Destruction Derby là tựa game ra mắt vào năm 1995 do hãng Reflections Interactive phát triển dành cho PlayStation, Sega Saturn và MS-DOS của máy PC, dựa trên các đường đua hủy diệt có mục tiêu hủy diệt các phương tiện xe cộ. Trong trò chơi này, bạn phải đối mặt với các xe còn lại và tiêu diệt chúng để giành điểm số.
Thật sự, các video game đường đua không giới hạn bắt chước đường đua Formula 1 trong thực tế hay từ những cuộc đua xe thể thao. Vẫn còn nhiều tựa game khác thể loại truy đuổi của cảnh sát hay đường đua đô thị như tựa game huyền thoại Need for Speed của hãng Electronic Arts (EA), mà tên của game này đến từ một câu trích dẫn từ bộ phim nổi tiếng Top Gun. Thể loại cổ điển này xuất hiện vào năm 1995 và trở thành một cột mốc lịch sử nhờ vào các thiết kế chi tiết các chiếc xe và đường đua, ngoài việc mang đến các cuộc truy đuổi của cảnh sát trong quang cảnh đô thị và các nhiệm vụ phải hoàn tất với tốc độ nào bằng cách duy trì gameplay của thể loại arcade.
Và trước đó, đã xuất hiện nhiều video game đua xe siêu thực mang tên mô phỏng, tập trung chủ yếu vào việc lái xe và tìm hiểu xe cộ. Tìm hiểu sử dụng tốc độ nào ở những khúc cua khác nhau và làm thế nào điều khiển các chiếc xe khác nhau để có kinh nghiệm liên quan đến việc lái xe trên các đường đua thực chính là điều mà những tựa game này tìm kiếm. Các tựa game này tập trung vào công chúng có kiên nhẫn hơn và không chỉ tìm kiếm niềm vui và thắng cuộc đua, mà còn tập trung vào những ai thật sự có đam mê với thế giới cạnh tranh của môn thể thao này.
Đây chính là trường hợp thành công của serie game Gran Turismo của hãng Sony. Tựa game đầu tiên của serie này ra mắt vào năm 1997 và nhờ vào tính hiện thực tuyệt đối của nó đối với xe cộ cũng như các thao tác và đường đua, tựa game này đã được thiết kế dành PlayStation với nhiều bản copy được bán ra nhất. Chủ nghĩa cực thực trong việc điều khiển lái xe này có thể ảnh hưởng đến người chơi khi họ cầm lái trong thế giới thực?
Theo một nghiên cứu do Trường Đại học Xi’an Jiaotong (Trung Quốc) thực hiện về sự ảnh hưởng có thể có từ các game lái xe đua tốc độ nhanh, được đăng trên tạp chí Injury Prevention, người chơi thể loại game này có khuynh hướng liều kĩnh khi đưa ra quyết định trong những tình huống nguy cấp khi điều khiển xe.
Các chuyên gia phân chia ngẫu nhiên những người tham gia thành hai nhóm sau khi đã thực hiện đợt kiểm tra tính cách. Nhóm đầu tiên đã chơi một video game tương tự đường đua Formula 1 trong suốt 20 phút, và nhóm thứ hai trong cùng khoảng thời gian đã chơi game Solitario, một tựa game hoàn toàn trung tính khi đem so sánh. Sau 5 phút, những người tham gia đã thực hiện kiểm tra Vienna Risk-Taking Test, trong đó họ phải phản ứng trước 24 tình huống nguy hiểm từ góc nhìn của người lái xe.
Thời gian bấm nút “stop” dùng để đo lường sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro trên đường xá. Những người đã chơi video game đường đua trước đó đã chần chừ trung bình gần 12 giây trước khi bấm nút, so với 10 giây phản ứng của những người thuộc nhóm chơi game Solitario.
Giáo sư của Trường Đại học Điều dưỡng Pennsylvania, Catherin C. MacDonald, đã chỉ ra cho hãng thông tấn Reuters rằng “các game có thể ảnh hưởng đến cách hành xử của người dùng, nhưng các cá nhân chơi những loại game này có thể có những đặc điểm khác so với những người không chơi game nào cả”. Thực tế, việc nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người tham gia cho thấy việc liều lĩnh hơn sau khi thực hiện cuộc kiểm tra tính cách có xu hướng liều lĩnh hơn.
Sau cuộc thí nghiệm thứ hai, việc nghiên cứu kết luận rằng những người tham gia mà trước đó đã chơi video game bạo lực hơn một game nhẹ nhàng có khuynh hướng liều lĩnh hơn. Tuy nhiên, giáo sư ngành Vận chuyển và An toàn giao thông của Trường Đại học New South Wales ở Syney, Teresa Senserrick, đã giải thích với hãng Reuters rằng 5 phút sau khi đã chơi một trò chơi bạo lựa hơn sẽ hành động liều lĩnh hơn trong một trò chơi lái xe khác là hợp lý, nhưng điều này không nhất thiết xảy ra trong thế giới thực. Ngoài ra, giáo sư cũng bổ sung rằng việc nghiên cứu không đề cập liệu những người tham gia có bằng lái xe hay không cũng như không đưa ra chi tiết cụ thể về việc điều khiển xe.
Tất nhiên, khi chơi Happy Wheels Racing Movie Cars, điều mà bạn sẽ nhận được đó chính là có một khoảng thời gian vui vẻ, thuần khiết hơn theo phong cách của Autos Locos (Xe điên) và cầm lái những chiến xe biểu tưởng như cỗ xe bí ẩn của Scooby-Doo hoặc Delorean của bộ phim Back to the Future (Trở lại tương lai). Một tựa game đua xe vui nhộn và thử thách hơn với góc nhìn bên hông, tương tự như trò chơi đua mô tô của Nintendo (NES) năm 1984 ExciteBike hoặc tựa game hiện đại và đương đại Hill Climb Racing do hãng Fingersoft phát hành vào năm 2012 dành cho di động.
Theo Paula Gil Alonso.