Sumo trong lịch sử videogame

cách đây 8 năm

Khám phá hành trình lâu dài và thận trong của môn đấu vật truyền thống Nhật bản trong video game.

Đấu võ Sumo là một môn thể thao đấu vật truyền thống của Nhật bản và vẫn còn hiện diện tại xứ sở này. Điều kỳ lạ là giống như môn thể thao này, các video game về đấu vật sumo đã được phát triển tại đất nước mặt trời mọc này và trong suốt nhiều năm trước đó game online thể loại này vẫn chưa ra đời. Ở phần thế giới còn lại phát triển các video game thể loại đấu vật liên quan đến thể thao, chẳng hạn như đấm bốc quyền Anh, đấu vật tự do hoặc đấu võ đường phố, và môn thể thao gần nhất với văn hóa châu Á đó là môn karate.

Video game đấu vật sumo đầu tiên có thể chơi là loại Arcade, ra đời vào năm 1984. Hãng Nhật Bản Technos Japan Corporation, hiện đã giải thể, là hãng đã tin tưởng và phân phối tựa game Shusse Ōzumō, nhưng chỉ trong phạm vi Nhật bản. Mãi sau, tựa này đã được chuyển đổi thành Arcade Archives dành cho nền tảng PlayStation 4. Tương tự như môn thể thao, mục tiêu của game này là đẩy đối phương ra khỏi vòng tròn thi đấu, điểm khác biệt đó là đây không phải là một trận đấu tranh chức vô địch thật sự mà nó được chia thành 3 trận đấu và người chơi phải giành ít nhất 2 trận thắng mới có thể chơi tiếp.

Khi tựa game này chỉ được phân phối tại Nhật bản, hiển nhiên ngôn ngữ duy nhất chính là tiếng Nhật. Thực tế, tên của game cũng là tiếng Nhật và chữ Ōzumō hay Oozumou trong tiếng Nhật có nghĩa là sumo. Tuy nhiên, vào năm 1985, nhờ vào chiếc máy tính gia đình 8bitz hiệu Comodore 64, tựa game này đã được chơi tại Hoa Kỳ và Châu âu, trở thành tựa game Sumo Wrestlers được hãng Home Entertainment Suppliers (HES) phân phối.

Năm 1987 hãng video game Nhật bản Tecmo đã phát triển thể loại serie video game đầu tiên có đề tài về sumo: Tsuppari Ōzumō. Trò chơi này được phát triển dành cho video console loại 8bitz của hãng Nintendo Entertainment System (NES), và một lần nữa, chỉ được phát hành trong nước. Năm 2007 tựa game này phát hành cho những người dùng Wii trên Console Ảo của Nintendo, một dịch vụ tải về các video game cổ điển dành cho máy video console Wii hiện đại, Nintendo 3DS và Wii U.

Từ 2014 tựa game này cũng đã phát hành cho Wii U. và trước đó vào năm 2009, nó đã có mặt tại Hoa Kỳ với tên mới Tsuppari Ōzumō Wii Heya - Eat! Fat! Fight! dành cho Wii. Trong Tsuppari Ōzumō người chơi có thể tạo ra một võ sĩ sumo của riêng mình để đào tạo anh ta và điều khiển anh ta chiến đấu trong các trận đấu khác nhau nhằm giành được danh hiệu Yokozuna, một danh hiệu cao quý nhất mà một võ sĩ sumo có thể đạt đến.

Hãng Nintendo phát triển vài game về đề tài sumo dành cho NES console và vào năm 1992, hai năm sau khi Super Nintendo được phát hành thành công và gây tiếng vang, hãng này đã phát triển tựa game Ōzumō Tamashi dành cho hệ console mới nhất này và do hãng Takari phân phối. Một lần nữa, trò chơi này chỉ được phân phối trong nước, nhưng trong giai đoạn này, vào năm 1993, tựa game Sumo Fighter đã được phát hành tại Hoa Kỳ dành cho máy Game Boy, được phát triển bởi hãng Kindle Imagine Develop (KID) của Nhật bản, và được hãng I´Max của Mỹ phát hành. Tại Nhật bản, tựa game này đã ra mắt hai năm trước đó, tức là năm 1991.

Ngoài ra, lịch sử của tựa game này liên quan đến các trận đấu cổ điển để giành chức vô địch: nhân vật chính, Bon-chan (Bontaro Heiseiyama trong phiên bản tiếng Nhật), đi đến thành phố Kyoto để giải cứu Kayo và trong chuyến đi của mình anh ta nhận được kinh nghiệm và trưởng thành với tư cách là một võ sĩ nhờ vào việc chiến đấu với các trở ngại trên đường và thu lượm power-ups.


Ngoài máy NES, Super Nintendo và Game Boy, hãng Nintendo đã phát triển game 64 Ōzumō vào năm 1997 và phần tiếp theo vào năm 1999 dành cho Nintendo 64. Tựa game này mô phỏng một số khía cạnh cuộc sống của một võ sĩ sumo, bao gồm chế độ ăn kiêng và tập luyện, nhưng chỉ được tiết lộ ở Nhật bản.

Ngoài các nền tảng của Nintendo, các loại game sumo này còn được phát hành dành cho SEGA console và PlayStation. Vào năm 1993, serie phim hoạt hình Aah! Harimanada lấy cảm hứng từ truyện manga cùng tên của nhà văn Kei Sadayasu năm 1991 đã được chuyển sang video game. Video game này đã được phát triển và phát hành bởi hãng SEGA dành cho Sega Game Gear console và sau đó là Sega Mega Drive của hãng này. PlayStation gia nhập các game chiến đấu thể loại của Nhật bắt đầu từ năm 2000 khi tựa game Nippon Sumō Kyōkai được phát hành tại Nhật, do hãng Konami phân phối và dành cho PlayStation 1, nhưng sau đó được chuyển đổi sang cho PlayStation 2. Một năm sau đó nó đã tích hợp thể thao vào serie video game của mình: Simple 1500Series Vol. 58: The Sumo.

Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, trong năm 2015 này, Spritted đã phát hành phiên bản đặc biệt và vui nhộn của môn thể thao trăm năm này. Wrestle Jump: Sumo Fever sẽ thử thách các kỹ năng chiến đấu như võ sĩ sumo của bạn và tôn vinh lịch sử lâu dài và kín đáo của video game thể loại sumo này.


Theo Paula Gil Alonso

Bình luận

Bạn thích game này? Bạn chơi giỏi nhất? Kể cho chúng tôi biết đi!